Các vị trí trong bóng đá trên đội hình thi đấu 11 cầu thủ

Đội hình bóng đá xưa và nay có sự góp mặt của rất nhiều vị trí. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vị trí trong bóng đá với đội hình 11 cầu thủ trong bài chia sẻ này.

Vị trí tiền đạo

Với bóng đá trong quá khứ hay hiện đại, vị trí tiền đạo luôn được xem như đầu tàuHọ đóng góp nhiệm vụ giúp cho đội nhà có được bàn thắng, điều quan trọng với mỗi trận đấu.

Nếu coi phòng ngự là hậu phương, thì những cầu thủ tiền đạo là tiền tuyến. Nếu muốn thắng thì buộc phải ghi bàn. Và các tiền đạo là những người đảm nhận vai trò đó.

Tiền đạo là các cầu thủ đứng vị trí cao nhất trên sân trong bóng đá. Họ sẽ nhận đường chuyền của đồng đội để thoát xuống ghi bàn. Hay chính họ sử dụng tốc độ, sức mạnh và khả năng dứt điểm để tự ghi bàn.

Tiền đạo cắm

Tiền đạo cắm

Đây là cầu thủ thường xuyên đứng cao nhất đội hình bóng đá. Tùy theo lối chơi mỗi đội để các cầu thủ này di chuyển. Họ sẽ tách người để xâm nhập vòng cấm ghi bàn, hay chiếm không gian làm tường. Vị trí chạy chỗ ở khu vực giữa.

Những mẫu tiền đạo cắm điển hình có thể kể đến như Edin Dzeko, Sergio Aguero hay Romelu Lukaku.

Tiền đạo cánh

Tiền đạo cánh sẽ có xu hướng đá cao, tuy nhiên hoạt động mạnh ở hành lang cánh. Họ có nhiệm vụ đón chọc khe, kiến tạo cho đồng đội bên trong ghi bàn.

Tuy nhiên theo thời gian, mẫu tiền đạo cánh đã phát triển lên thêm nhiều bậc. Tiền đạo cánh có thể về hỗ trợ phòng ngự, hay là chân sút chủ lực của cả đội. Như Salah hay Mane, họ luôn thực hiên cut-inside để dứt điểm ghi bàn.

Tiền vệ

Vị trí này đá ngay bên dưới vị trí tiền đạo. Với tiền vệ, họ có vai trò nặng hơn các vị trí trong bóng đá khác. Sẽ có những nhiệm vụ cơ bản sau mà tiền vệ cần đảm nhiệm:

– Lấy bóng của đối phương, ngăn chặn những đường tấn công hoặc phản công của đội bạn.

– Phát động tấn công, đưa ra những đường chuyền quyết định cho đồng đội

– Di chuyển linh hoạt, liên tục để quấy rối đối phương, tạo khoảng trống hay ghi bàn

Tiền vệ sẽ chia ra các loại cơ bản như sau: Tiền vệ cánh, tiền vệ trung tâm, tiền vệ tấn công.

Tiền vệ cánh

Vị trí này khá giống với tiền đạo cánh, tuy nhiên yêu cầu cầu thủ đứng ở cánh nhiều hơn. Họ không thường xuyên xâm nhập vòng cấm, thay vào đó chuyền bóng nhiều hơn.

Tiền vệ cánh thường khá nhỏ con, nhưng sở hữu tốc độ rất nhanh. Vì vậy họ mới đối chọi lại 2 hậu vệ cánh có tốc độ không kém của đối phương.

Tiền vệ tấn công

Vị trí này được coi như bộ não của cả đội bóng. Những đường chuyền quyết định, hay phát động tấn công thường xuyên được tiền vệ công thực hiện. Do vậy, không bất ngờ khi họ luôn đứng top kiến tạo.

Tiền vệ công có vị trí hoạt động rộng, tuy nhiên nhiệm vụ chính là tấn công. Họ có nhãn quan chiến thuật tốt để kết nối được các vị trí trên sân.

Tiền vệ trung tâm

Tiền vệ trung tâm có nhiệm vụ chạy bao sân, được ví giống lá phổi toàn đội. Trong các vị trí trên sân bóng đá, họ là những người di chuyển nhiều nhất.

Tiền vệ trung tâm phải vừa cân bằng cả tấn công cũng như phòng ngự. Do vậy, cầu thủ ở vị trí này cần hội tụ nhiều yếu tố, từ thể chất đến khả năng chơi bóng.

Bóng đá phát triển thêm, tiền vệ trung tâm còn biến thể thêm vị trí tiền vệ phòng ngự. Họ cũng cần toàn diện như tiền vệ trung tâm, nhưng xu hướng phòng ngự nhiều hơn.

Hậu vệ

Hậu vệ là chốt chặn sau hàng tiền đạo và tiền vệ. Hậu vệ đứng thấp, chỉ cao hơn thủ môn trong đội hình bóng đá.

Hậu vệ có nhiệm vụ chính là phòng ngự, giúp thủ môn hạn chế bị rơi vào tình huống đối mặt. Đây là vị trí quan trọng không kém tiền đạo.

Trung vệ

Đây là những cầu thủ đứng ở giữa hàng hậu vệ. Vị trí trung vệ họ thường không có kỹ thuật tốt, nhưng sở hữu thể hình cao to.

Trung vệ chính là vị trí thường xuyên ngăn cản cầu thủ đối phương. Ngoài ra, họ cũng có nhiệm vụ phá bóng ra khỏi vòng cấm.

Hậu vệ biên

Hậu vệ biên dù vẫn phải đảm bảo công tác phòng ngự, nhưng không thường xuyên như trung vệ. Hậu vệ biên được phép dâng tao khi đội nhà tấn công, thậm chí nhiều thời điểm sắm vai trò giống tiền vệ cánh.

Hậu vệ biên tấn công tốt có thể trở thành chân chuyền chính của cả đội. Ví dụ tiêu biểu là trường hợp Alexander-Arnold của Liverpool.

Thủ môn

Thủ môn

Thủ môn đứng cuối cùng trên sân, là chốt chặn cuối của cả đội. Thủ môn là cầu thủ duy nhất trong các vị trí trong bóng đá được sử dụng tay. Tuy nhiên, chỉ được giới hạn ở vòng 16m50.

Thủ môn có nhiệm vụ chính là cản phá những cú sút của đối phương. Ngoài ra, họ sẽ ngăn chặn cả những đường chuyền bổng hay căng ngang vào vòng cấm.

Bên cạnh đó, thủ môn còn chuyền dài phát động tấn công cho cả đội.

Ký hiệu các vị trí trong bóng đá

Các vị trí trong bóng đá đều có ký hiệu riêng. Việc ký hiệu được sử dụng để giảm bớt độ dài khi gọi tên các vị trí.

Dưới đây là ký hiệu các vị trí trong đội hình bóng đá:

  • FW: Tiền đạo. Tiền đạo cánh: RW, LW. Tiền đạo cắm: ST, LS, RS
  • MF: Tiền vệ. Tiền vệ cánh: LM, RM. Tiền vệ trung tâm: CM. Tiền vệ phòng ngự: CDM. Tiền vệ tấn công: CAM.
  • DF: Hậu vệ. Trung vệ: CB, SW. Hậu vệ biên: RB, LB, LWB, RWB.
  • GK: Thủ môn

Trên đây là danh sách các vị trí trên sân bóng đá và kí hiệu của các vị trí trong bóng đá. Hi vọng Nhacaso đã giúp được anh em hiểu rõ hơn vai trò của các cầu thủ khi xem đá bóng. Đừng quên theo dõi chuyên mục review các nhà cái uy tín nhé.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *